Siêu máy tính dự đoán Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Công an Hà Nội, 19h15, ngày 19/2: Chủ nhà đáng tin -
Lý do nào thúc đẩy Facebook sản xuất tai nghe thực tế ảo Oculus?Máy tính để bàn ảo cho phép người dùng chơi các trò chơi PC VR ở 90Hz trên Oculus Quest 2. (Nguồn: androidcentral.com)
Trong một sự kiện mới diễn ra hồi giữa tháng Chín, Facebook đã công bố phiên bản mới nhất của tai nghe không dây thực tế ảo (VR) khá thành công với tên gọi Oculus Quest 2.
Thiết bị mới này mạnh hơn, có màn hình sắc nét hơn và cũng rẻ hơn 100 USD so với phiên bản trước đó.
Theo giới quan sát, Oculus Quest 2 là bước tiến mới nhất trong chiến lược dài hạn của Facebook nhằm đưa công nghệ VR trở nên dễ tiếp cận và phổ biến hơn.
Facebook gần đây đã công bố các ứng dụng mới như môi trường làm việc thực tế ảo Infinite Office VR và nhiều khả năng cũng sẽ yêu cầu đăng nhập Facebook cho các thiết bị Oculus trong tương lai.
Tuy nhiên, những động thái của Facebook khiến nhiều người tỏ ra lo ngại khi cân nhắc tới lịch sử không mấy ấm êm của “người khổng lồ” mạng truyền thông xã hội với quyền riêng tư và dữ liệu người dùng.
Trong khi đó, VR và người anh em của mình là thực tế tăng cường (AR) có lẽ là những công nghệ cảm biến kỹ thuật số có khả năng khai thác dữ liệu cao nhất và dự kiến sẽ được dùng rộng rãi trong thập kỷ tới.
Tính năng mạnh hơn với mức giá rẻ hơn
Trong sự kiện ra mắt sản phẩm mới, Facebook đã nhấn mạnh rằng họ đã cải tiến hầu hết mọi bộ phận của Oculus Quest 2 so với bản gốc.
Thiết bị này có màn hình LCD có độ phân giải 1830 x 1920 pixel, nâng cấp so với mức 1.440x1.600 pixel của bản gốc.
Oculus Quest 2 cũng là thiết bị tai nghe VR sử dụng chip Snapdragon XR2 của Qualcomm. Ngoài ra, nó cũng đi kèm RAM 6 GB với các tùy chọn bộ nhớ trong 64 GB hoặc 256 GB.
Facebook cũng cho hay Oculus Quest 2 nhẹ hơn khoảng 10% so với phiên bản gốc. Dây đeo đầu bằng vải mới của thiết bị cũng được hứa hẹn sẽ giúp người dùng thấy thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, bộ điều khiển Touch mới có thể theo dõi chuyển động tốt hơn cũng như tối ưu hóa cảm giác phản hồi cho người dùng.
Thiết bị cũng cho phép chủ sở hữu cắm tai nghe vào máy tính để bàn tương thích với VR và chơi các tựa game VR.
Oculus Quest 2 sẽ được phát hành vào ngày 13/10, với mức giá khởi điểm là 299 USD cho bản 64GB và 399 USD cho bản 256 GB, đều rẻ hơn 100 USD cho các phiên bản tương ứng trước đó.
Song có vẻ dù mới thông báo ra mắt, số lượng đặt trước Oculus 2 đã khiến thiết bị này hết hàng trước cả ngày chính thức mở bán.
Bằng chứng là thay vì ngày dự kiến giao hàng là 13/10, thời điểm giao hàng được đăng trên trang web chính thức của Oculus là ngày 3/11, tương đương việc lùi hạn đặt hàng 3 tuần kể từ ngày phát hành gốc.
Trang web Oculus của Facebook cũng hiển thị ngày giao hàng tương tự cho một số quốc gia khác, cho thấy dường như kho dự trữ trung tâm đang nhanh chóng cạn kiệt mặt hàng này.
Theo giới quan sát, việc Facebook lùi ngày giao hàng thay vì đóng kênh đặt hàng trước là một dấu hiệu tốt, cho thấy họ đã cải thiện được cách xử lý kho hàng lần này.
Oculus Quest phiên bản đầu tiên tuy được khen ngợi khá nhiều nhưng cũng bị chỉ trích vì tình trạng hết hàng ở khắp mọi nơi trong một thời gian quá dài.
Song việc Facebook quyết tâm đảm bảo đơn đặt hàng Oculus Quest 2 cũng cho thấy công ty này đang dồn nhiều đầu tư hơn vào công nghệ VR.
Tại sao Facebook lại sản xuất tai nghe Oculus?
Facebook mua lại công ty VR Oculus vào năm 2014 với mức giá ước tính khoảng 2,3 tỷ USD. Nhưng trái ngược với mục tiêu ban đầu của Oculus là nhắm đến các game thủ, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg lại muốn dùng thiết bị VR này cho mạng xã hội.
Tại sự kiện Facebook Connect năm ngoái, ông Zuckerberg cho biết Facebook coi VR là con đường dẫn đến một loại “nền tảng điện toán xã hội” mới có sử dụng cảm giác “hiện thực” nâng cao mà VR mang lại.
Đối với Facebook, sự ra đời của công nghệ điện toán dựa trên VR sẽ giống như bước nhảy vọt từ giao diện dòng lệnh văn bản sang giao diện đồ họa đang được sử dụng ngày nay.
Điều này cũng có thể đúng. VR mang lại cảm giác mạnh mẽ về sự hiện diện của môi trường và con người trên không gian ảo, qua đó mở ra những cánh cửa mới cho hoạt động giải trí, đào tạo, học tập và kết nối ở khoảng cách xa.
Nhưng nếu một mạng xã hội dựa trên công nghệ VR là tương lai mà Facebook đang hướng đến, nó sẽ hoạt động thông qua nền tảng điện toán xã hội hiện có của công ty và sử dụng mô hình kinh doanh trích xuất dữ liệu để phân phối quảng cáo xác định theo mục tiêu.
Một chiếc tai nghe VR không chỉ thu thập dữ liệu về người dùng mà còn cả về ngoại cảnh của họ. Đây là một trong những vấn đề quan trọng cần được giải quyết của các loại hình công nghệ “thực tế hỗn hợp” đang dần nổi lên.
Nhà nghiên cứu VR người Mỹ Jeremy Bailenson đã từng chỉ ra rằng các hệ thống VR thương mại thường theo dõi các chuyển động của cơ thể 90 lần mỗi giây để hiển thị cảnh vật một cách thích hợp, trong khi các hệ thống cao cấp có thể ghi lại 18 kiểu chuyển động của đầu và tay người dùng.
Do đó, chỉ cần 20 phút sử dụng mô phỏng VR là đã để lại gần 2 triệu bản ghi ngôn ngữ cơ thể độc nhất của một người.
Cách một cá nhân di chuyển cơ thể hoàn toàn có thể được sử dụng để nhận dạng họ, tương tự như cách dấu vân tay có thể định danh công dân. Vì vậy mọi động tác người dùng thực hiện trong VR có thể truy ngược về danh tính cá nhân của họ.
Điều đáng chú ý là tai nghe Oculus Quest của Facebook sử dụng 4 camera hướng ra ngoài để theo dõi và lập bản đồ môi trường xung quanh người dùng.
Theo giới chuyên gia, Facebook muốn thu thập dữ liệu này để tạo điều kiện cho các kế hoạch phát triển thực tế tăng cường (AR) của họ.
Năm ngoái, Facebook đã tiết lộ ý tưởng về ứng dụng Live Maps, một hệ thống bản đồ trực tuyến mở rộng thông qua các thiết bị AR và dữ liệu thu thập từ Oculus Insight.
Facebook hứa hẹn Live Maps sẽ cung cấp nhiều tiện ích cho người dùng, chẳng hạn như cho họ biết họ đã để quên chìa khóa trên bàn càphê.
Giờ đây, Facebook đã công bố những bước đầu tiên của họ để biến điều này thành hiện thực: Dự án Aria.
Sẽ có những người đeo hệ thống cảm biến có bề ngoài giống như các tấm kính, chạy xe xung quanh thành phố Seattle và khu vực Vịnh San Francisco để thu thập dữ liệu nhằm xây dựng cái được gọi là “thế giới gương” – chỉ một phiên bản của các cấu trúc thế giới thực ở dạng kỹ thuật số.
Những thông tin trên đã khiến giới quan sát dấy lên lo ngại về tính bảo mật và riêng tư của người dùng, nhất là khi cân nhắc tới những “lùm xùm” trong quá khứ của Facebook.
Vào cuối năm 2019, Facebook cho biết họ hiện tại không thu thập và lưu trữ hình ảnh hoặc bản đồ 3D về môi trường của người dùng trên máy chủ của công ty. Song giới phân tích đặc biệt lưu ý tới từ “hiện tại” và cho rằng Facebook sẽ không loại trừ bất cứ điều gì xảy ra trong tương lai.
Suy cho cùng, Facebook đã từng chấp nhận trả 550 triệu USD để giải quyết một vụ kiện vi phạm luật bảo mật sinh trắc học.
Trong thế giới của các “đại gia” công nghệ có trị giá cả nghìn tỷ USD, khoản tiền này có thể đơn thuần chỉ là “chi phí kinh doanh”. Phải thừa nhận rằng hiện có rất ít yếu tố có thể thể ngăn cản Facebook chạm tới tham vọng mạng xã hội VR của họ.
(Theo Vietnam+)
Hải quan Mỹ nhầm tai nghe OnePlus là AirPods giả
Một lô hàng tai nghe AirPods giả vừa bị Hải quan Mỹ tịch thu, tuy nhiên đây lại là hàng chính hãng của công ty Trung Quốc.
"> -
Thứ trưởng Nguyễn Trường sơn (thứ hai từ phải qua) trong chuyến công tác kiểm tra hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại Tiền Giang cuối tháng 4
Trao đổi với VietNamNet,Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, tâm trạng ông khá thoải mái khi tham gia chuyến công tác. Đoàn công tác sẽ hỗ trợ ngành y tế nước bạn Lào 4 lĩnh vực: Thiết lập bệnh viện dã chiến; tăng cường hồi sức cấp cứu; tăng cường năng lực xét nghiệm và quản lý môi trường y tế.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng sẽ tham gia đoàn công tác này.
Trước đó, trong cuộc họp với Bộ trưởng Y tế Lào Bounfeng Phoummalaysith vào ngày 29/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam và khẳng định Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào phòng chống dịch Covid-19.
Trước mắt, Việt Nam hỗ trợ Lào 200 máy thở, 2 triệu khẩu trang y tế, 10 tấn chlorominB và các trang thiết bị phòng dịch khác.
Ngoài hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, Bộ Y tế cho biết sẽ cử các chuyên gia về xét nghiệm, điều trị sang Lào, đồng thời sẽ kết nối trực tuyến các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Lào với các chuyên gia của Việt Nam để trao đổi, hỗ trợ điều trị các ca bệnh khó.
Sau cuộc gặp, Bộ Y tế Lào đã có thư gửi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo chi tiết số lượng các chuyên gia cần hỗ trợ trong các lĩnh vực.
Hiện tại Lào ghi nhận tổng cộng 966 ca mắc Covid-19, trong 24 giờ qua có thêm 33 ca.
Thúy Hạnh
Công bố 19 ca Covid-19 mới, có 10 ca lây nhiễm tại Vĩnh Phúc, Hà Nam
Chiều 3/5, Bộ Y tế công bố 19 trường hợp mắc mới Covid-19, gồm 9 bệnh nhân được cách ly ngay sau nhập cảnh và 10 ca lây nhiễm cộng đồng tại Vĩnh Phúc và Hà Nam.
"> Thứ trưởng Y tế cùng 26 chuyên gia sang Lào hỗ trợ chống dịch Covid -
Hàng loạt khách hàng sập bẫy lừa đảo cho vay tiền onlineHàng loạt khách hàng sập bẫy lừa đảo cho vay tiền online. Thời gian gần đây xuất hiện các nhóm đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên của ngân hàng, công ty tài chính, công nghệ tài chính uy tín mời chào người dân vay tiền online. Nhưng thực chất đây là mánh khóe lừa đảo dụ dỗ mọi người chuyển tiền để chúng chiếm đoạt.
Anh Phạm Quang K, chủ nhân của số điện thoại 9371587xx cho hay, anh bị đối tượng mạo danh giới thiệu tên là Mai Anh có số điện thoại 0931536583 là nhân viên Fiin Credit giới thiệu mức vay online ưu đãi, sau đó hướng dẫn anh làm thủ tục rồi yêu cầu chứng minh tài chính bằng cách chuyển lại khoản tiền cho bọn chúng. Tuy nhiên, anh K đã cảnh giác nên không mắc lừa.
Tương tự như vậy là trường hợp của chị N.T.T.T (ngụ tại TP Hồ Chí Minh), đối tượng giả mạo là nhân viên của Fiin Credit hướng dẫn cách tải app và đăng ký hồ sơ thông qua website www.fq888.cc. Sau đó, chúng gửi thông báo phê duyệt khoản vay và yêu cầu chị T chuyển trước 10% để xác minh. Thấy có dấu hiệu mờ ám nên chị T yêu cầu hẹn gặp trực tiếp làm việc tại địa chỉ văn phòng công ty song đối tượng không xuất hiện. Lúc này, chị T liên hệ với công ty Fiin Credit mới biết mình bị các đối tượng lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền.
Thế nhưng, có không ít khách hàng nhẹ dạ đã sập bẫy lừa đảo. Đơn cử như anh Đăng Đ. chủ nhân số thuê bao 08687236xx bị đối tượng mạo danh một công ty công nghệ tài chính chuyển 10% số tiền vay để chứng minh tài chính, khi anh Đ chuyển xong chúng lập tức tắt số điện thoại liên hệ. Tương tự, chị Ngô N. chủ nhân của số điện thoại 03332934xx cũng phản ánh bị đối tượng lừa đảo gọi đến từ số điện thoại 0772311110 mời vay online ưu đãi, sau đó hướng dẫn làm thủ tục chứng minh tài chính bằng cách chuyển lại tiền y hệt như anh Đ. Sau khi nhận được tiền, bọn chúng biến mất không dấu tích.
Ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin Credit cho hay, đã có rất nhiều khách hàng vay online gọi điện đến công ty mới phát hiện ra mình bị lừa.
“Trong số khách hàng phản ánh với chúng tôi đã có 21 người chuyển cho những kẻ lừa đảo với số tiền 529 triệu đồng. Đối tượng xấu đang mạo danh các công ty tài chính công nghệ để lừa đảo khách hàng và gây ra nhiều bất ổn cho xã hội”, ông Trần Việt Vĩnh nói.
Các đối tượng còn làm giả thông báo của ngân hàng nhằm lừa đảo khách hàng. Phản ánh về tình trạng này với VietNamNet, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn cho hay, các đối tượng lừa đảo đã mạo danh Tienngay.vn để lừa chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Chúng còn lập cả website lập lờ mạo danh thương hiệu công ty, chấp nhận cho vay với thủ tục rất đơn giản chỉ cần chứng minh thư nhân dân kèm lãi suất ưu đãi nhằm bẫy người dùng. Sau đó, bọn chúng yêu cầu trả chuyển trả từ 10 - 30% giá trị khoản vay để ký quỹ và đảm bảo khoản vay… nên khách hàng sập bẫy.
Chia sẻ về vấn nạn lừa đảo người vay online, ông Trần Thế Vĩnh, CEO Tima cho biết, thời gian gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng uy tín của Công ty cổ phần tập đoàn Tima để lừa đảo. Nhiều khách hàng sập bẫy rơi vào cảnh mất của khi chuyển trước một khoản phí chứng minh năng lực tài chính để được vay tiền.
“Khoảng thời gian trước và trong dịch, Tima được một số khách hàng phản ánh bị kẻ lừa đảo chủ động liên hệ dù không hề đăng ký vay, thông báo có một khoản vay đang chờ và yêu cầu nộp một khoản tiền “chứng minh năng lực tài chính” để được giải ngân. Do hiện tại người dân nói chung có kiến thức tài chính tín dụng khá tốt, cộng với việc bị các đối tượng lừa đảo chủ động liên hệ thông báo có khoản chờ giải ngân nên tìm đến Tima phản ánh và không bị kẻ xấu lợi dụng. Duy nhất có một trường hợp tại Bắc Giang bị lừa 4,5 triệu đồng và Tima đã hỗ trợ người dân trình báo Công an Bắc Giang”, đại diện Tima nói.
Thái Khang
Kỳ 2: Vạch trần thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo vay tiền online
Bộ TT&TT cảnh báo cuộc gọi lừa đảo từ số điện thoại quốc tế đang tấn công khách hàng
Bộ TT&TT khuyến cáo người dân cảnh giác với cuộc gọi có số điện thoại từ quốc tế nhằm tránh bị lợi dụng, lừa đảo tống tiền.
">